Tiêu chuẩn 4C tạo nên một viên kim cương hoàn hảo

11/01/2018, Admin

Trong các loại đá quý thì kim cương được xem như là thủ lĩnh dẫn đầu về cả sự sang trọng, vẻ đẹp và tinh tế. Để có thể lựa chọn được một viên kim cương “sang chảnh” theo đúng nghĩa bóng của nó thì người tiêu dùng phải trải qua quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn được viên kim cương ưng ý nhất.

Hôm nay D’Rosie xin giới thiệu tới bạn đọc “TIÊU CHUẨN 4C” – bốn tiêu chuẩn để làm nên một viên kim cương hoàn hảo.


Nguồn ảnh: Pinterest

1. ĐƯỜNG CẮT (CUT)
Trong lĩnh vực đá quý, đường cắt (cut) thực tế không đơn giản là kích thước hoặc hình dạng của viên kim cương, mà là các góc và tỷ lệ. Đây là tiêu chí duy nhất trong 4C không được quyết định bởi bản chất và phẩm chất quan trọng của kim cương.
Nếu viên kim cương được cắt quá sâu hoặc quá nông, ánh sáng hai bên cạnh sẽ không được đẹp mắt và cân đối, làm giảm giá trị của viên kim cương. Một viên kim cương có đường cắt tốt phải đảm bảo hai yếu tố: các mặt cắt và ánh sáng trắng tỏa ra từ viên đá

2. MÀU SẮC (COLOR)
Một viên kim cương trắng hoàn hảo sẽ không có màu. Mức độ không màu của kim cương được xếp loại theo bậc từ D (không màu) đến Z (có ánh sáng vàng). Nếu nhìn qua thì mọi viên kim cương đều có vẻ không có màu sắc gì nhưng hầu hết các viên kim cương thường lẫn một chút tạp chất và sẽ có vết màu vàng hoặc trắng xám. Kim cương không màu – loại có giá trị nhất – được đánh hạng “D” trong khi đó kim cương ngả màu vàng được đánh hạng “Z”.
Một viên kim cương có độ trong suốt cao sẽ khó nhìn hơn là một viên kim cương có độ trong suốt thấp khi đưa ra ngoài ánh sáng. Điều này là dễ hiểu vì các tạp chất có màu vàng và trắng xám sẽ làm chúng ta dễ nhận biết hơn và dễ nhìn thấy hơn so với nền kim cương trong suốt. Và đương nhiên, kim cương hạng “D” cũng có độ trong suốt lớn hơn hạng “Z”.


3. ĐỘ TINH KHIẾT (CLARITY)
Càng ít lẫn tạp chất, kim cương càng có giá trị và càng đắt tiền. Tạp chất lẫn vào kim cương trong quá trình hình thành loại đá quý này. Tương tự như màu sắc, độ trong của một viên kim cương được phân loại trong phạm vi từ IF đến I2. Những viên kim cương có giá trị cao nhất sẽ có tạp chất không thể nhận biết được bằng mắt thường.


4. TRỌNG LƯỢNG (CARAT)
Carat là đơn vị đo trọng lượng của kim cương. Số carat càng lớn, viên kim cương càng đắt giá. Một viên kim cương có số carat lớn không nhất thiết phải có kích thước lớn. Một viên kim cương có thể có kích thước nhỏ hơn so với số carat thực của nó là do có đường cắt nông. D’Rosie mong rằng dựa vào những thông tin bổ ích trên các bạn đã có một cái nhìn toàn diện nhất về “THẾ NÀO LÀ MỘT VIÊN KIM CƯƠNG HOÀN HÀO” và việc lựa chọn một viên kim cương đáng giá không còn là khó khăn với bất cứ vị khách nào nữa.


Nguồn ảnh: Google

Viết bình luận